CHƯƠNG TRÌNH NẺO ĐƯỜNG TÀI CHÍNH SỐ 25 – ĐÀI FBNC CHỦ ĐỀ: “KHỦNG HOẢNG CÔNG NỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP”

14/05/2018 09:19:43
Bắt đầu chương trình với chuyên mục mỗi tuần một con số, chủ đề tuần này muốn nhắc đến con số 300 tỷ. Đây là con số công nợ nội bộ năm 2017 của Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).

19Có thể thấy, tại Việt Nam, việc cho phép tạm ứng trước, chậm thanh toán đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để lưu chuyển hàng hoá và dòng tiền của mình thuận lợi hơn. Song, việc thu hồi nợ được hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng trả của BẠN HÀNG, ĐỐI TÁC. Vì vậy, doanh nghiệp chịu rủi ro khá lớn khi áp dụng phương thức này, thậm chí không may bị CHIẾM DỤNG VỐN.
Chương trình sẽ giúp quí vị tìm hiểu và có câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

– Một khi xảy ra căng thẳng tài chính, doanh nghiệp cần phải làm gì? Bỏ đối tác hay tìm cách duy trì đối tác?

– Doanh nghiệp cần phải cân đối tỷ lệ nợ như thế nào là hợp lý?
– Nợ phải thu và phải trả khác nhau như thế nào giữa các ngành nghề khác nhau?
– Các cách xử lý nợ như giãn nợ, bán nợ, hoán nợ…

Tại chương trình phát sóng tuần này, Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Giám đốc Công ty SAVISTA đã có những trao đổi, thảo luận cũng như chia sẻ:


1. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ khó đòi là từ đâu?
Theo ông “Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy thường tồn tại 2 mặt vấn đề đó chính là nợ phải thu trong quá trình kinh doanh và nợ phải trả cho đối tác, nhà cung cấp. Như vậy đối với doanh nghiệp thì vấn đề căng thẳng dòng tiền tại một thời điểm nào đó hầu như đều vướng phải. Căng thẳng đó được gọi là mất cân đối dòng tiền, nghĩa là cán cân bị lệch, khi đó dòng tiền thu về không đủ sức để trang trải cho khoản nợ phải trả”

2. Nợ xấu: Bỏ đối tác hay duy trì?
“Nhiều khi đến cuối năm mới biết được thật sự doanh nghiệp có lợi nhuận hay không? Vì con số lợi nhuận trên sổ sách được thể hiện như thế, nhưng khoản nợ xấu đôi khi còn lớn hớn cả lợi nhuận của doanh nghiệp, liệu lúc đó chúng ta có thu về được hay không?
Nếu tiếp tục cho khách hàng/ đối tác cơ hội trả nợ, tiếp tục vận hành hợp đồng thì cơ may khách hàng/đối tác đó tiếp tục trả nợ chúng ta và sẽ duy trì được đối tác
Ngược lại, nếu chúng ta đóng băng, đưa vào việc nợ xấu để xử lý, chúng ta sẽ đối diện vấn đề mất đối tác trong tương lai và mất rất nhiều chi phí để thu hồi. Từ đó, thấy được rằng các doanh nghiệp nên tỉnh táo, tìm hiểu thông tin bạn trước khi hợp tác, xây dựng hạn mức tính dụng và hoàn thiện hồ sơ công nợ….”

3. Giải pháp nào cho nợ khó đòi?
“Chúng ta phải nhìn lại khách hàng của mình, phải nói rằng đòi nợ là cả một nghệ thuật. Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp phải cẩn trọng trong công tác bán nợ. Bởi ảnh hưởng của công nợ đối với doanh nghiệp là không lường trước được. Nghệ thuật đó thường theo quy trình: Thăm hỏi – Nhắc nhở – Cảnh báo – Nhờ pháp luật can thiệp.”

Hãy cùng chuyên gia kinh tế ông Nguyễn Tấn Bình và 2 khách mời ông Nguyễn Tiến Dũng- Tổng Giám đốc Công ty SAVISTA và bà Trương Thị Hương Giang – Chuyên gia kinh tế để tìm ra những câu trả lời cho tất cả các vấn đề trên trong số mới nhất này.