NÊN ĐẦU TƯ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN HAY MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỐ ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2022?

29/06/2022 10:52:08
Bạn nên lựa chọn đầu tư bất động sản hay mở tài khoản tiền gửi cố định tại ngân hàng dựa trên những yếu tố nào?

Tiền gửi cố định là một công cụ tài chính được cung cấp bởi các ngân hàng. Họ sẽ khóa tiền của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể và cung cấp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với tài khoản tiết kiệm. Các ngân hàng thường không cho phép bạn rút tiền trước hạn, nhưng bạn vẫn có thể rút tiền trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ tính phí phạt đối với giao dịch đó.

Mặt khác, đầu tư bất động sản là đầu tư vào tài sản hữu hình như đất đai, nhà mặt đất, căn hộ chung cư và các nguồn lực tương tự khác. Bạn sẽ nhận được lợi nhuận từ bất động sản sau một thời gian cụ thể. Khi bạn lên kế hoạch dài hạn, bất động sản là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà bạn nên lựa chọn.

Bạn nên lựa chọn đầu tư bất động sản hay mở tài khoản tiền gửi cố định tại ngân hàng?

bất động sản và tiền gửi ngân hàng đều là những lựa chọn đầu tư phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức đầu tư nào tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư của bạn là gì. Dưới đây là những điểm khác biệt của hai hình thức đầu tư này:

1.Về hiệu suất

Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, thì tiền gửi cố định không phải là một khoản đầu tư đáng xem xét, bởi hình thức này sẽ chỉ có lãi khi tiền của bạn được lưu giữ trong một thời gian đáng kể. Ngay cả khi bạn đang đầu tư vào tiền gửi ngân hàng với mục tiêu là lấy lại tiền sau một vài tháng, Bạn sẽ khó có lợi nhuận sau khi ngân hàng áp dụng hình phạt khi bạn rút tiền trước thời hạn. Trong ngắn hạn, đầu tư chiến lược vào bất động sản có thể mang lại cho bạn một khoản lợi nhuận kha khá.

Trong dài hạn, tiền gửi cố định có thể đem lại hiểu quả tốt. Bạn có thể kiếm được khoảng 7% mỗi năm khi quyết định đầu tư vào tiền gửi ngân hàng. Lãi suất tăng cùng với sự mở rộng của khoản đầu tư (không bị sụt giảm trong bất kỳ trường hợp nào!). Mặt khác, nhìn vào cách dân số tăng và quỹ đất khan hiếm, chúng ta có thể yên tâm rằng đầu tư vào bất động sản lâu dài sẽ mang lại cho bạn một khoản lợi nhuận kếch xù. Trong trường hợp xấu nhất, ngay cả khi nó không mang lại lợi nhuận, đầu tư bất động sản rất hiếm khi có khả năng bị lỗ nếu khoản đầu tư được lên kế hoạch tốt.

2. Rủi ro liên quan

Bất động sản là tổng hòa của nhiều yếu tố. Nó không chỉ liên quan đến việc gửi tiền của bạn cho một tổ chức tài chính trong nhiều năm mà còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác, tất cả đều cần thời gian và kế hoạch chu đáo.

Mặt khác, tiền gửi ngân hàng được coi là một trong những phương tiện đầu tư an toàn nhất. Rủi ro duy nhất trong tương lai là ngân hàng phá sản. Dù đây là lựa chọn đầu tư có rủi ro thấp hơn, nhưng lợi nhuận từ tiền gửi cố định khá hạn chế. Nếu bạn đang muốn phát triển lớn mạnh, hãy chọn bất động sản; nếu bạn muốn đầu tư an toàn và hài lòng với mức lợi nhuận hạn chế, bạn có thể lựa chọn tiền gửi ngân hàng.

3. Tính thanh khoản

Tiền gửi ngân hàng không có tính thanh khoản cao, nhưng khi bạn so sánh chúng với các khoản đầu tư bất động sản, thì tiền gửi ngân hàng dễ thanh khoản hơn nhiều. Bạn chỉ cần đến ngân hàng và điền một biểu mẫu, ngân hàng sau đó sẽ xử lý biểu mẫu và trả lại tiền cho bạn.

Tuy nhiên, để rút tiền từ một khoản đầu tư bất động sản khó khăn hơn nhiều. Bạn có thể sẽ không nhận lại được toàn bộ số vốn đã đầu tư. Vì thế, hãy thận trọng với tình trạng tài chính của bạn và chỉ tham gia đầu tư bất động sản khi bạn chắc chắn rằng bạn có đủ kiên nhẫn và điều kiện.

Chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố liên quan để lựa chọn một khoản đầu tư thích hợp cho mình. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đang phải hứng chịu suy thoái kinh tế. Các ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất tiền gửi cố định của họ để đối phó với tình hình và vì thế đây có thể không phải là lựa chọn phù hợp trong thời điểm khó khăn.

Trong thời kỳ suy thoái, bạn sẽ được lợi khi mua bất động sản với giá thấp, nhưng bạn cần kiên nhẫn để có thể gặt hái lợi nhuận lớn từ các chiến lược đầu tư thích hợp.

 

Dương Thảo An (Assetmonk)