⚠ Những nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ:
– Cháy do sự bất cẩn trong khi nấu nướng, hoặc đốt nhang, đốt giấy tiền, vàng bạc ngoài quy định của BQL chung cư, căn hộ……
– Thời tiết hanh khô trong môi trường có tồn tại nhiều điện tích dẫn đến hiện tượng tự bốc cháy, gây ảnh hưởng đến các vật liệu như: gỗ thông, giấy, vải sợi hóa học…
– Hệ thống nhận diện khói chưa nhạy dẫn đến chuông báo cháy tự động ở các căn hộ không hoạt động.
– Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mạch,..
– Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau.
– Cháy do tia bức xạ : tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn: bể cá, kính gương, các bình thuỷ tinh để ở cửa sổ, hoặc khu vực nắng chiếu trực tiếp….
– Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
– Cháy do áp suất thay đổi đột ngột, trường hợp này dễ gây cháy nổ.
Ví dụ: Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng, nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, khi đó sẽ làm tăng áp suất gây nổ.
– Nhiều căn hầm thuộc các khu chung cư là nơi lắp đặt các bốt điện, dàn tản nhiệt điều hòa, nếu xảy ra tình trạng chập cháy, hàng trăm chiếc xe máy chứa đầy xăng sẽ có nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra tình trạng bảo vệ thường xuyên nhận trông giữ xe của khách vãng lai qua đêm dẫn đến việc nhiều căn hầm để xe quá tải, số lượng xe trông giữ ngày đêm lên đến cả nghìn chiếc, gây khó khăn trong công tác cứu hộ nếu xảy ra cháy.
– Nếu trong xe hơi có bình cứu hỏa mini, không được bảo quản đúng cách (ở nhiệt độ từ -10 độ C tới 55 độ C), thì rất có thể biến thành “quả bom” gây nguy hiểm cho xe và người.
– Cốp xe máy ngày nay làm rộng để chứa đồ nếu để những đồ dễ bị cháy nổ trong cốp và phơi nắng trong nhiều giờ thì các vật kín đựng chất lỏng dễ gặp hiện tượng cháy nổ khi nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép (khoảng 60 – 70 độ C) như: bật lửa, diêm, cục sạc pin, bình chữa cháy mini, các lon nước ngọt có ga, các đồ dễ tăng áp suất…
– Nhiều người để chai nước trong ô tô cứ tưởng là không sao. Nhưng nếu những chai nước để đúng chỗ bị nắng chiếu vào có thể gây ra hỏa hoạn, nhất là chai nước bằng thủy tinh. Khi bị nắng chiếu qua chai nước sẽ hội tụ lại tại một vùng nhỏ trong xe, có thể gây cháy nếu gặp vật liệu dễ cháy. Vì vậy không nên mang những chai nước thủy tinh lên xe, vừa tránh được sự va đập, đổ vỡ, vừa phòng được hỏa hoạn.
– Nhiệt độ cao nếu để điện thoại, laptop trong cốp xe máy, ô tô dễ phát nổ vì pin sạc. Nhẹ nhất cũng làm giảm tuổi thọ của điện thoại, laptop, làm hỏng ống kính máy chụp ảnh, thẻ nhớ. Nguy hiểm nữa là pin của chúng ở nhiệt độ cao axit có thể rò rỉ, gây hại đường hô hấp, mắt và da và rất có thể phát nổ.
– Xe đạp điện cũng có thể trở thành “quả bom nổ chậm”, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Ngoài chất lượng của bình ắc quy, còn do xe đạp điện có giá thành rẻ…
⚠ Cách phòng chống và xử lý khi có cháy nổ:
2.1 Cúp cầu dao điện:
– Khi phát hiện ra đám cháy, nhân viên bảo vệ phải cúp ngay cầu dao điện tổng của khu vực xảy ra đám cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người chữa cháy.
2.2 . Báo động cháy toàn mục tiêu:
– Có thể dùng nhiều cách như: hô lớn, đánh kẻng, bấm vào chuông báo động cháy sao cho tạo được sự chú ý của mọi người.
2.3. Căn cứ vào tính chất đặc điểm của vụ cháy, điện thoại cho công an chữa cháy 114.
– Yêu cầu nói rõ địa điểm cháy, lối vào thuận tiện cho xe chữa cháy, đặc điểm và mức độ của vụ cháy.
2.4. Hướng dẫn mọi người di tản dần ra khỏi đám cháy theo các lối thoát khẩn cấp.
– Chú ý: tập chung mọi người về địa điểm an toàn phải căn cứ vào hướng cháy, hướng gió, diễn biến của vụ cháy có lan đến địa điểm đó hay không.
2.5. Vận chuyển tài sản đắt tiền, tài liệu quan trọng ra khỏi mục tiêu.
– Chú ý: không vì các tài sản quan trọng trên mà có những hành động làm nguy hiểm đến tính mạng cửa người chữa cháy.
2.6. Phối hợp với mọi người sử dụng các chủng loại bình chữa cháy thích hợp với tính chất của vụ cháy hay vòi phun nước để dập tắt đám cháy.
– Trong chiến thuật chữa cháy có chiến thuật bao vây tiêu diệt toàn bộ hay chiến thuật chia cắt tiêu diệt từng điểm cháy tiến đến tiêu diệt toàn bộ đám cháy. Áp dụng chiến thuật chữa cháy nào thích hợp phải tùy theo đặc điểm của đám cháy, lực lượng, phương tiện, trang bị cứu chữa mà quyết định phương án chữa cháy.
2.7. Cấp cứu người bị thương:
– Nếu phát hiện người bị thương trong đám cháy phải cứu ra ngay và đưa đi cấp cứu.
2.8. Cách ly các vật liệu dễ cháy ra khỏi đám cháy.
2.9. Bảo vệ vòng ngoài không cho kẻ gian tranh thủ lúc lộn xộn vào mục tiêu trộm cắp.
2.10. Chuẩn bị lối đi ngắn nhất thuận lợi cho xe chữa cháy vào chữa cháy, cử người hướng dẫn.
⚠ Một số điểm cần chú ý trong xử lý vụ việc cháy tại căn hộ chung cư
Ví dụ:
+ Cháy thường: có thể dùng nước, bình khí.
+ Cháy xăng dầu: không được dùng nước. Phải dùng bình khí, bình bọt, cát.
+ Cháy điện: dùng bình khí, bình bọt.
Quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, khuyến cáo ban quản lý các tòa nhà cao tầng, cao ốc, trung tâm thương mại cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về PCCC, trong đó phải bảo đảm có hệ thống thang máy PCCC tại chỗ, có nguồn nước dự trữ, có hệ thống bình chữa cháy cầm tay cũng như hệ thống báo cháy tự động để cảnh báo sớm các sự cố chập cháy về điện và các nguyên nhân khác.
Vừa qua, SAVISTA đã phối hợp tổ chức triển khai tuyên truyền PCCC năm 2018, cũng như tăng cường kiểm tra công tác PCCC tại các dự án đang quản lý, thay mới các trang thiết bị PCCC cũ để đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, tổ kĩ thuật của SAVISTA ở các dự án cũng thường xuyên phối hợp với BQL kiểm tra hệ thống điện toà nhà, và luôn có nhân viên trực thay ca để kịp xử lý những tình huống xấu bất ngờ xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn cho các Quý cư dân.
Nhưng quan trọng vẫn là ý thức tự giác của người dân, đảm bảo an toàn cho chính mình, cũng là cho mọi người và cho xã hội.