KHÓ KHĂN CỦA BAN QUẢN LÝ CHUNG CƯ TRONG MÙA DỊCH

08/05/2021 17:50:31
Trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, chung cư là một trong những môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Tuy nhiên, Ban quản lý (BQL) chung cư, đối tượng làm việc ở “đầu sóng, ngọn gió”, tiếp xúc trực tiếp với các cư dân nhưng dường như lại đang bị “bỏ quên” trong mùa dịch.

“Bám trụ” tại , kiêm nhiệm nhiều công việc

Đã hơn một tháng qua, anh Huỳnh Quốc Cường – nhân viên BQL tòa nhà thuộc Công ty Tư vấn, Quản lý và Khai thác Bất động sản Savista chưa được về nhà. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng, nhiều thành viên của BQL cũng đã tuân thủ việc cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nhân lực thiếu rất nhiều, trong đó khối lượng công việc thì lớn, anh Cường và các đồng nghiệp phải làm việc 24/24, ăn ngủ tại dự án, làm công tác “bảo mẫu” giúp quản lý vận hành cho một chung cư gần 1.700 hộ dân’

Không chỉ bám trụ tại các dự án trong mùa dịch, hầu hết nhân viên phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc mà trước đó họ chưa từng làm như: hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh dự án; chăm sóc cư dân; hỗ trợ điều phối lấy mẫu xét nghiệm; cách ly chống dịch… Thậm chí có những chung cư bị phong tỏa, BQL và nhân viên như những “tình nguyện viên” thực thụ. Ngoài công tác chính là bảo trì, vận hành vừa chăm sóc cư dân và tiên phong trong công cuộc chống dịch. Có những nhân viên, đã hơn cả tháng ròng rã, chưa thể ăn được một bữa cơm nhà, vẫn phải ở lại làm tốt công việc của mình dù phải tiếp xúc với nhiều người, nguy hiểm vì dịch bệnh là rất cao…

Ngành này đã thực sự được quan tâm?

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, năm 2019, thành phố có tổng 1.440 nhà chung cư với 141.062 , đồng nghĩa với hàng trăm ngàn cư dân cần được phục vụ, bảo vệ. Hiện tại sau 2 năm phát triển, con số này còn tăng trưởng lớn hơn, và đòi hỏi nhiều nhân sự quản lý tòa nhà hơn để có thể kiểm soát trị an, trật tự cũng như sức khỏe mùa dịch.

Với số lượng dân cư đông đảo, san sát tập trung, các chung cư lớn dễ trở thành điểm dịch nóng nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ, phòng ngừa đúng đắn. Những lúc này, không thể thiếu bàn tay của những nhân viên quản lý tòa nhà, lực lượng sắp xếp mọi thứ theo đúng trật tự tại các chung cư. 

Để hỗ trợ qua lại cho các dự án trong thời điểm khó khăn này, các nhân viên kỹ thuật trưc phải thường xuyên và bắt buộc di chuyển qua lại các dự án, họ phải xử lý nghẹt thông rác, đường ống nước, thang máy, rồi việc  thường xuyên cũng cần đảm bảo hệ thống báo cháy, an toàn điện…. Tuy tuân thủ nguyên tắc 5K, đảm bảo sức khỏe và cách ly hoàn toàn với các đồng nghiệp khác nhưng vẫn có không ít trường hợp ra ngoài bị hạn chế, bị phạt do không nằm trong nhóm ngành nghề thiết yếu khiến công việc gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả. Bên cạnh đó, Ban quản lý có nỗi lo lắng lớn hơn là nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Không chỉ cho bản thân mình mà còn lo ảnh hưởng đến cư dân tại dự án. Mỗi ngày nhân viên tiếp xúc hàng trăm cư dân, rủi ro cao hơn gấp mấy lần so với người bình thường. Tuy vậy, ngành quản lý vận hành tòa nhà không được nằm trong đối tượng được ưu tiên nên việc đi lại khó khăn, khó điều động nhân sự hỗ trợ, cũng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Chị Vũ Thị Thanh Thúy – Giám đốc Điều hành dịch vụ quản lý vận hành của Công ty Savista : “Khó khăn về khối lượng công việc chúng tôi có thể vượt qua. Chỉ mong Nhà nước và các ban ngành Chính phủ quan tâm hơn đến công việc và  của lực lượng nhân viên quản lý tòa nhà. Và quan trọng nhất là sớm được tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn cho cả người lao động và cư dân trong mùa dịch diễn biến phức tạp này”.

Một chung cư với hàng ngàn hộ dân không khác gì một  thu nhỏ, nếu không có sự sắp xếp của đội ngũ ban quản lý thì sẽ rất dễ xảy ra sự cố trong những ngày dịch bệnh “chỉ mong người dân được an toàn và yên tâm. Chung cư không có nhân sự thì ai phục vụ người dân?” Đúng vậy, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai.   

Theo: PV Tuyết Mai – Báo Tieudung.vn
Link bài viết: