TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ

06/06/2022 11:33:51

Kỹ thuật tòa nhà là công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện nhằm duy trì mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả và an toàn. Đây là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại đây.

Ở bất kì cơ sở vật chất nào từ nhỏ đến lớn, nhà ở hay khu chung cư, căn hộ… đều không thể không có hệ thống kỹ thuật, vậy nên:

– Hệ thống kỹ thuật tòa nhà là gì?

– Tại sao phải có hệ thống quản lý kỹ thuật tòa nhà?

– Làm thế nào để hệ thống kỹ thuật hoạt động trơn tru?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

KỸ THUẬT TÒA NHÀ LÀ GÌ?

 

Kỹ thuật tòa nhà là công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện nhằm duy trì mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả và an toàn. Đây là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại đây.

Tùy theo từng quy mô đầu tư của mỗi tòa nhà, bộ phận quản lý kỹ thuật sẽ có mô hình hoạt động phù hợp nhằm tạo điều kiện an toàn và hiệu quả nhất.

TẠI SAO PHẢI CÓ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT TÒA NHÀ?

 

Để một tòa nhà có thể vận hành tốt thì hệ thống kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó được xem là cốt lõi nhằm mang đến điều kiện sống và làm việc an toàn, thoải mái cho người dân tại tòa nhà.

Từ hệ thống thang máy, an ninh đến hệ thống cung cấp và truyền tải điện nước hay thậm chí cả phòng cháy chữa cháy. Tất cả đều là những bộ phận thiết yếu cho một tòa nhà và phải được đảm bảo luôn hoạt động liên tục và tuyệt đối an toàn.

Khi một trong những hệ thống ấy gặp bất trắc, đây lúc lúc đội ngũ kỹ thuật tòa nhà thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó là đảm bảo cho các hệ thống hoạt động bình thường trở lại. Do đó, vai trò của các kỹ thuật viên vô cùng quan trọng.

CÔNG VIỆC CỦA KỸ THUẬT TÒA NHÀ LÀ GÌ?

 

Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của bộ phận kỹ thuật tòa nhà chính là quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật theo quy trình của bên cung cấp. Trong quá trình thực hiện nhiệm phải luôn tuân thủ những hướng dẫn của nhà cung cấp để đảm bảo các thiết bị được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

– Công tác bảo trì, bảo dưỡng: Đây là nhiệm vụ của nhà cung cấp. Trong thời bảo hành, các nhà cung cấp sẽ phân công kỹ thuật viên đến xử lý sự cố. Sau khi hết thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ ủy quyền lại cho đơn vị quản lý tòa nhà. Lúc đó đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đảm nhận công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật.

– Nhiệm vụ xử lý sự cố bất trắc: Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi sự cố xảy ra. Bộ phận kỹ thuật tòa nhà phải có trách nhiệm nắm rõ tình hình hoạt động và đưa ra cách khắc phục kịp thời để đảm bảo công việc và cuộc sống của người dân.

Cụ thể có thể kể đến các sự cố kỹ thuật sau:

  • Sự cố mất điện
  • Cháy
  • Sự cố mất nước
  • Rò rỉ, tắc đường ống dẫn nước
  • Sự cố chập cháy do điện.
  • Hỏng máy bơm cung cấp nước sinh hoạt
  • Hỏng hệ thống thông gió, điều hòa
  • Hư hỏng hệ thống điện
  • Sự cố hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy
  • Kẹt thang máy

– Công tác đảm bảo an toàn: Bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo vận hành các thiết bị cũng như khắc phục sự cố để đem lại sự an toàn cho sức khỏe và điều kiện sống của người dân.

– Công tác huấn luyện và đào tạo: Kỹ thuật viên phải bố trí thời gian để đơn vị quản lý, chủ đầu tư và cả người dân có thể tham dự các chương trình đào tạo và tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cũng như hướng dẫn vận hành các thiết bị an toàn và hiệu quả nhất. 

– Công tác phối hợp hoạt động: Bộ phận hệ thống kỹ thuật có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan để vận hành và xử lý các tình huống bất trắc một cách nhanh chóng nhất.